Bộ dụng cụ thí nghiệm xác định giới hạn dẻo của đất

Mã sản phẩm: ME.0475

  • Hãng:
  • Tình trạng:

Đối với những ai thường xuyên thực hiện những công việc liên quan đến nghiên cứu các đặc tính đất thì chắc hẳn không còn xa lạ với  bộ dụng cụ giới hạn dẻo của đất. Đây được coi như công cụ hỗ trợ đắc lực giúp đẩy nhanh tiến trình và đưa ra kết quả độ dẻo chính xác nhất. Nhưng để có cái nhìn sâu rộng nhất về bộ dụng cụ thí nghiệm này.

 

Bộ dụng cụ thí nghiệm xác định giới hạn dẻo của đất

Dụng cụ thí nghiệm giới hạn dẻo của đất

Đối với những ai thường xuyên thực hiện những công việc liên quan đến nghiên cứu các đặc tính đất thì chắc hẳn không còn xa lạ với  bộ dụng cụ giới hạn dẻo của đất. Đây được coi như công cụ hỗ trợ đắc lực giúp đẩy nhanh tiến trình và đưa ra kết quả độ dẻo chính xác nhất. Nhưng để có cái nhìn sâu rộng nhất về bộ dụng cụ thí nghiệm này, hãy cùng ĐLVN tìm hiểu ngay  trong bài viết dưới đây nhé.  

Giới hạn dẻo của đất là gì? 

Giới hạn dẻo của đất là gì?

Giới hạn dẻo của đất (PL – Plastic Limit of Soil) (Wp) là hàm lượng tương ứng với độ ẩm mà đất (loại set) có có kết cấu các cấu trúc bị phá hoại chuyển từ trạng thái cứng sang trạng thái dẻo. Đặc trưng giới hạn dẻo (Wp) là độ ẩm , được tính bằng phần trăm (%) của đất sau khi đã nhào trộn đều với nước sau đó lăn thành que có đường kính 3 mm thì bắt đầu xuất hiện rạn nứt, đứt đoạn có chiều dài từ 3 -10 mm.

Cách tiến hành thí nghiệm ngay tại nhà

Quy trình thực hiện

Thí nghiệm xác định giới hạn dẻo

Bộ dụng cụ bao gồm tấm kính, bình xịt, 6 cốc ẩm, dao trộn, hộp đựng. Quy trình tiến hành thí nghiệm theo trình tự như sau:

(1)  Lấy đất tại nơi cần xác định độ dẻo đem đi phơi và nghiền nhỏ.

(2)  Dùng sàng đất 1 mm để sàng qua mẫu đất đã phơi ở trên, xác định hàm lượng hạt, rút gọn mẫu đến cỡ mẫu thí nghiệm khoảng 150 g.

(3)  Trộn mẫu đất với nước trong 2h và vê mẫu thành hình tròn.

(4)  Lăn các viên đất vào lòng bàn tay trên tấm kính nhám đến khi que đất có đường kính 3 mm.

⇒ TH 1: Các dây đất 3 mm bị rạn nứt và gãy thành từng đoạn 3 – 10 mm thì lấy que đất đi xác định độ ẩm, độ ẩm que chính là giới hạn dẻo của đất.

⇒ TH 2: Các dây đất đã lăn đến đường kính 3 mm mà vẫn không gãy, chưa vỡ vụn thì phải vo tròn dây đất lại và tiếp tục quy trình vo viên và lăn cho đến nào dây bị đứt gãy hay vỡ vụn với đường kính 3 mm.

Chính vì phương pháp thí nghiệm lăn các viên đất thành dây như vậy mà giới hạn dẻo của đất còn được gọi là giới hạn lăn.

Yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm giới hạn dẻo của đất?

Kinh nghiệm – yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả cũng như thời gian thực hiện thí nghiệm. Do thực hiện thủ công, nên giới hạn dẻo của đất phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm, sự khéo tay của chính người thực hiện cũng như trạng thái tâm lý. Đôi lúc, đất được lấy cùng một chỗ mà có những dây đất được lăn rất đều, có những dây đất thì lăn to nhỏ lẫn lộn, đoạn bị rỗng ruột, ngoài khô trong ướt…

Vai trò của bộ dụng cụ giới hạn dẻo của đất

Bộ dụng cụ giới hạn dẻo của đất giúp xác định chỉ số dẻo chính xác hơn rất nhiều so với phương pháp thủ công, tiết kiệm thời gian cũng như giảm bớt sự phụ thuộc vào tay nghề người thực hiện. Đặc biệt, mức giá của dụng cụ xác định giới hạn dẻo của đất hiện nay tương đối rẻ, nên rất được ưa chuộng sử dụng.

Nguyên lý hoạt động?

Các dụng cụ xác định giới hạn dẻo đều dựa trên nguyên lý hoạt động “lăn đất thành dây” của Atterberg, một nhà thổ nhưỡng người Thụy Điển để xác định độ dẻo của đất dính.

Tiêu chí chất lượng đạt chuẩn bộ dụng cụ giới hạn dẻo của đất

TCVN 4197:2012 là tiêu chuẩn của phương pháp xác định giới hạn dẻo trong phòng thí nghiệm. Bộ tiêu chuẩn này được chuyển đổi từ tiêu chuẩn cũ TCVN 4197:1995 thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm b khoản 2 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 TCVN 4197:2012 chỉ áp dụng cho các loại đất dính, có chứa phần đa các hạt có kích thước nhỏ hơn 1 mm. Lưu ý không áp dụng cho các đất hữu cơ như than bùn hay đất than bùn hóa.

Đặc tính của một số loại đất nên biết khi thực hiện thí nghiệm

Tên đất

Cuội sỏi, cát

Bụi

Sét

Kích thước hạt

Hạt thô, có thể nhìn thấy các hạt bằng mắt thường

Hạt nhỏ, mịn khó phân biệt bằng mắt thường

Hạt nhỏ, mịn không thể phân biệt bằng mắt thường

Đặc tính

Không dính

Không dẻo

Rời rạc

Không dính

Không dẻo

Rời rạc

Dính

Dẻo

Ảnh hưởng của nước đến các tính chất xây dựng

Không quan trọng

(trừ TH vật liệu rời bão hòa chịu tác dụng tải trọng động)

Quan trọng

Rất quan trọng

Ảnh hưởng của kích thước hạt đến tính chất xây dựng

Quan trọng

Tương đối không quan trọng

Tương đối không quan trọng