Mã sản phẩm: ME.0680
Thiết bị thí nghiệm áp lực kháng bục vải địa được sử dụng rộng rãi nhằm kiểm tra chất lượng sản phẩm trong lĩnh vực xây dựng, giao thông, môi trường,... Thiết bị này có cấu tạo như thế nào và công dụng ra sao? Hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé!
1. Cấu tạo thiết bị thí nghiệm áp lực kháng bục vải địa
Thiết bị thí nghiệm áp lực kháng bục vải địa có cấu tạo không quá phức tạp, chủ yếu có các bộ phận chính như sau:
- Bơm thử áp lực: Đây là một phần quan trọng để tạo áp lực cho quá trình thử nghiệm, thông thường là loại bơm điện hoặc bơm khí nén, tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của thiết bị.
- Đồng hồ áp 7Mpa: Được tích hợp kèm theo bơm thử áp lực để đo lường áp lực thử nghiệm và có chức năng cảnh báo khi áp lực đạt đến giới hạn 7Mpa
- Bộ gá thử áp lực kháng bục: Bao gồm các bộ phận cần thiết như đầu kẹp mẫu và các bộ phận điều chỉnh để gắn mẫu vải địa khi thực hiện các thí nghiệm kháng bục.
- Dây tuy ô: Đây là một đoạn dây liên kết giữa bơm thử áp lực và bộ gá thử áp lực kháng bục. Dây có khả năng chịu áp lực rất cao để đảm bảo an toàn và độ bền trong quá trình thử nghiệm.
Thiết bị kéo nén đa năng có công dụng dùng để thực hiện các thí nghiệm trên vải địa và các vật liệu khác. Nó được thiết kế để đo lường các chỉ tiêu quan trọng như sức kéo, sức giật, khả năng xuyên thủng thanh, và khả năng xuyên CBR trên vải địa.
Đồng thời, thiết bị này cũng có khả năng thí nghiệm kéo và nén trên nhiều loại vật liệu khác nhau như cao su, dây điện, gỗ, đất, gạch,... Đây chính là một công cụ linh hoạt và hiệu quả trong việc nghiên cứu và đánh giá các đặc tính cơ học của các vật liệu kháng bục, đặc biệt là vải địa.