Hướng dẫn thực hiện thí nghiệm nén mẫu bê tông chính xác

 

Hướng dẫn thực hiện thí nghiệm nén mẫu bê tông chính xác

Thí nghiệm nén mẫu bê tông là một trong những phương pháp được sử dụng nhiều nhất để kiểm tra độ bền cường độ bê tông. Phương pháp này được đánh giá mang đến kết quả chính xác cao. Tuy nhiên, quy trình thực hiện tương đối phức tạp. Để hiểu rõ hơn về thí nghiệm này, hãy cùng theo dõi bài viết ngay sau đây của Store thí nghiệm nhé!

Cách lấy mẫu bê tông 

Lấy mẫu bê tông khối lớn

Các mẫu bê tông khối lớn thì ta ước chừng cứ 500 m3 thì ta lấy một tổ mẫu khi khối lượng bê tông xi măng trong một khối đổ lớn hơn 1000 m3. Ngược lại, nếu khối lượng bê tông trong một đổ khối ít hơn 1000 m3 thì cứ 250 m3 ta lấy một tổ mẫu.

Lấy mẫu các móng lớn

Với loại móng lớn thì khá đơn giản. Khoảng 100 m3 bê tông thì lấy một tổ mẫu nhưng chú ý rằng không được ít hơn một tổ mẫu cho một khối bê tông.

Lấy bê tông móng bệ máy 

Khối lượng đổ các bê tông móng bệ máy lớn hơn 50 m3 thì ta cứ tính 50 m3 thì lấy được một tổ mẫu. Và cho dù khối lượng có ít hơn 50 m3 thì vẫn lấy một tổ mẫu.

Lấy mẫu bê tông có kết cấu khung cột, dầm, sàn

Do kết cấu khung cột, dầm, sàn có kích thước khá nhỏ nên ta chỉ tính cứ 20 m3 lấy được một tổ mẫu. Tuy nhiên, khi khối lượng ít hơn thì vẫn phải lấy một tổ mẫu cho mỗi loại kiểu dáng.

Lấy mẫu bê tông nền đường

Ta sẽ lấy một tổ mẫu đối với khoảng 200 m3 hoặc ít hơn 200 m3 .


Quy trình tiến hành thí nghiệm nén mẫu bê tông

Tham khảo: Máy nén mẫu bê tông 2000KN LONGCHEN TYA-2000

Chuẩn bị

- Mẫu thử nén bê tông được lấy theo nhóm mẫu gồm 3 viên. Với những mẫu bê tông nén khoan cắt từ kết cấu thì trường hợp không đủ 3 mẫu thì vẫn có thể lấy 2 viên làm một nhóm mẫu thử.

- Kích thước viên mẫu chuẩn là 150x150x150 mm. Tất cả những viên chuẩn sau khi nén kết quả phải quy về viên chuẩn bằng cách nhân với hệ số. Việc chuẩn bị hỗn hợp bê tông, đúc bảo dưỡng, chọn kích thước và khoan cắt bê tông đều phải đạt chuẩn dựa theo các tiêu chí của TCVN 3105:1993 đề ra.

- Kết cấu sản phẩm để yêu cầu nghiệm thu thi công hoặc đưa vào sử dụng ở trạng thái tuổi nào thì bắt buộc phải nén mẫu để ở đúng vị trí tuổi cũng như trạng thái đó.

Các bước thực hiện

Bước 1: Tính toán diện tích chịu lực của mẫu

Diện tích chịu lực của mẫu vô cùng quan trọng, nó được tính dựa trên diện tích trung bình số học giữa hai mặt song song.


Bước 2: Tính toán tải trọng phá hoại của mẫu

- Chọn tải trọng phá hoạt của mẫu bê tông nằm trong khoảng 20 - 80% tải trọng cực đại của thang nén đã chọn.

- Tiến hành đặt mẫu vào máy nén và chú ý rằng mặt nén phải nằm đúng râm thớt dưới của máy. Quy trình vận hành sao cho phần thớt trên của máy tiếp xúc với mặt trên của mẫu. 

- Tiếp đó, tăng lực liên tục với vận tốc không đổi cho đến khi mẫu bị phá hoại. Lưu ý nên dùng tốc độ nhỏ nhất cho mẫu có cường độ thấp và tốc độ cao khi cường độ của mẫu cao.

Kết quả thí nghiệm 

Hiện nay, quy định kết quả thí nghiệm nén mẫu bê tông đã chặt chẽ hơn rất nhiều. Chất lượng hỗn hợp các mẫu bê tông phải đồng đều và kể cả kỹ thuật lấy mẫu thí nghiệm cũng cần phải được đảm bảo rất nhiều. 

Công thức tính cường độ chịu nén của mẫu bê tông như sau: R = kxP/F

Trong đó: 

- P (daN): tải trọng phá hoại mẫu

- F (cm2): diện tích chịu lực của viên mẫu

- R (daN/cm2 hoặc kg/cm2): cường độ chịu nén của viên mẫu

- K: hệ số quy đổi

⇒ Công thức tính cường độ chịu nén của bê tông sẽ được xác định thông qua cường độ chịu nén của các viên mẫu trong tổ mẫu. 

⇒ Thực hiện so sánh giữa cường độ chịu nén max và min với viên mẫu trung bình. Nếu sự chênh lệch giữa chúng không lệch quá 15% so với viên trung bình thì lấy trung bình số học của viên mẫu trung bình làm cường độ nén bê tông. Còn nếu chúng chênh lệch hơn 15% thì bỏ cả hai, sử dụng cường độ viên mẫu còn lại làm cường độ chịu nén.

Tổng kết

Thông qua bài viết trên, rất mong sẽ mang đến cho bạn đọc nhiều kiến thức bổ ích liên quan đến thí nghiệm nén mẫu bê tông. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy liên hệ thật nhanh cho Store thí nghiệm để được hỗ trợ giải đáp nhanh nhất nhé.