Top 3 tiêu chuẩn thí nghiệm bê tông thường gặp trong xây dựng

Xây dựng là một phần thiết yếu và quan trong trong đời sống của con người, nhất là khi nền kinh tế ngày càng phát triển. Việc xây dựng cũng được chú trọng hơn về vấn đề an toàn, bền bỉ bên cạnh những kiến trúc bắt mắt, hiện đại. Chính vì thế mà nhu cầu thí nghiệm bê tông cũng trở thành một phần không thể thiếu. Vậy, bạn đã biết các tiêu chuẩn thí nghiệm bê tông nào? Storethinghiem mời bạn cùng đến với một vài tiêu chuẩn cơ bản trong thí nghiệm bê tông nhé.

Ưu điểm của tiêu chuẩn thí nghiệm bê tông trong xây dựng?

Thí nghiệm bê tông là việc đánh giá chất lượng bê tông trước khi đưa vào xây dựng. Từ đó giúp đảm bảo an toàn trong xây dựng và sau xây dựng. Chính vì thế, tiêu chuẩn thí nghiệm bê tông ra đời với các ưu điểm sau:

- Là thước đo trong thí nghiệm bê tông.

- Giúp người kiểm tra thu hoạch được kết quả và điều chỉnh lại chất lượng bê tông phù hợp.

- Đảm bảo an toàn trong xây dựng dựa trên những tiêu chuẩn sẵn có.

- Phát hiện những sai phạm trong sản xuất bê tông.

Từ đó, chúng ta thấy rằng những tiêu chuẩn thí nghiệm bê tông trong xây dựng quả là rất quan trọng phải không nào.

Thí nghiệm độ sụt của bê tông để đảm bảo an toàn trong xây dựng

Top 3 tiêu chuẩn thí nghiệm bê tông 

Dưới đây, Storethinghiem xin gửi đến bạn top 3 tiêu chuẩn thí nghiệm bê tông được sử dụng nhiều trong thí nghiệm bê tông. Đây chỉ là những phác thảo sơ lược về các tiêu chuẩn này, mời các bạn tham khảo.

Tiêu chuẩn lấy mẫu TCVN 3105:1993

Tiêu chuẩn TCVN 3105:1993 là tiêu chuẩn quy định phương pháp lấy mẫu đối với bê tông nặng. Ngoài ra còn có thêm các phương pháp chế tạo và bảo dưỡng các mẫu bê tông được đem đi thí nghiệm.

Phương pháp lấy mẫu trong tiêu chuẩn thí nghiệm bê tông này như sau:

- Mẫu thử được lấy tại hiện trường hoặc đã được chuẩn bị sẵn trong phòng thí nghiệm. Mẫu thử tại hiện trường được lấy nhằm kiểm tra chất lượng bê tông trước và trong quá trình xây dựng. Còn tại phòng thí nghiệm, mẫu thử giúp kiểm tra thành phần định mức trong bê tông.

- Mẫu thử phải được lấy đúng tại nơi cần kiểm tra (trừ khi kiểm tra mẫu tại phòng thí nghiệm).

- Thể tích mẫu phải lớn hơn 1,5 lần tổng thể đối với bê tông nặng và lớn hơn 20 lít đối bê tông hỗn hợp.

- Lấy ít nhất 3 mẫu từ 1 tổng thể chung và chúng phải mang tính đại diện cao cho vật chủ.

- Thời gian lấy xong mẫu đại diện không được quá 15 phút và phải đảm bảo vị trí bảo quản sạch, không quá nóng, khô.

- Trước khi thử hoặc đúc khuôn, toàn bộ mẫu phải được trộn đều bằng xẻng và hỗn hợp bê tông phải được thí nghiệm ngay sau 5- 15 phút kể từ khi lấy.

Bạn có thể tham khảo sản phẩm khuôn đúc mẫu bê tông lập phương 150mm bằng nhựa của Storethinghiem để thu mẫu thí nghiệm.

Khuôn đúc mẫu bê tông lập phương 150mm

 

Công nhân lấy mẫu bê tông bằng khuôn đúc

Tiêu chuẩn chống thấm nước TCVN 3116:1993

Tiêu chuẩn TCVN 3116:1993 quy định phương pháp kiểm nghiệm độ chống thấm nước của bê tông nặng. Thí nghiệm dựa trên cơ sở các chất kết dính thủy lực và có cỡ hạt lớn nhất lên tới 40mm.

Mẫu thử cần chuẩn bị những điều sau:

- Gồm 6 viên hình trụ với chiều cao và đường kính bằng 150mm.

- Tuổi mẫu thử không sớm hơn 28 ngày đêm. 

- Mẫu thử được bảo quản giống như sản phẩm mà nó được lấy ra.

- Nghiệm thu độ chống thấm nước của sản phẩm ở trạng thái nào thì với mẫu thử cũng làm tương tự.

- Nhiệt độ đảm bảo bằng nhiệt độ phòng thí nghiệm.

- Không thử chống thấm nước trên các mẫu rỗ hay có vết nứt.

- Tẩy sạch mảng hồ xi măng trên bề mặt mẫu thử.

- Sấy nóng áo mẫu tới 60 độ C rồi lấy dịch đun chảy quét xung quanh thành mẫu cho kín.

Sau khi đã chuẩn bị xong mẫu, bạn tiến hành thử theo 3 bước trong tiêu chuẩn TCVN 3116:1993. Kết quả áp lực đo được sau thí nghiệm chính là mức chống thấm của bê tông ký hiệu lần lượt là B2, B4, B6, B8, B10 và B12. Hiện nay, Storethinghiem cũng có bán máy xác định hệ số chống thấm của bê tông mời bạn tham khảo.

Máy xác định hệ số chống thấm của bê tông

 

Công nhân kiểm thí nghiệm kiểm tra độ thấm của bê tông

Tiêu chuẩn thử độ sụt TCVN 3106:1993

Tiêu chuẩn TCVN 3106:1993 cho biết phương pháp thử độ sụt của hỗn hợp bê tông nặng có tính dẻo và đủ độ kết dính, không áp dụng cho hỗn hợp bê tông khô và rời rạc.

Bạn có thể dùng côn thử độ sụt bê tông có bán tại Storethinghiem để làm thí nghiệm này. 

Về phần lấy mẫu, bạn lấy theo tiêu chuẩn TCVN 3105:1993. Sau đó tiến hành thí nghiệm theo các mục sau:

- Dùng côn N1 và côn N2 để thử hỗn hợp bê tông với kích cỡ hạt lớn nhất của cốt liệu ứng với từng côn là 40mm và 100mm.

- Tẩy sạch phần bê tông cũ và dùng giẻ ướt lau bề mặt côn và một vài vật dụng khác có liên quan.

- Đặt côn lên nền ấm, cứng, không thấm nước, phẳng. Bạn đứng giữ chặt chân cho côn cố định trong suốt quá trình đổ và dầm hỗn hợp bê tông phía trong côn.

- Đổ hỗn hợp qua phễu vào côn thành 3 lớp, đổ cao bằng ⅓ côn. Côn N1 chọc 25 lần mỗi lớp, côn N2 mỗi lớp chọc tầm 56 lần. Từ lớp thứ 2 chọc xuyên sâu hơn lớp trước 2- 3cm. Lớp thứ 3 vừa chọc vừa đổ thêm hỗn hợp bê tông để chúng luôn đầy hơn so với miệng côn.

- Chọc xong lớp 3 thì rút phễu ra rồi gặt phẳng miệng côn bằng tay và dọn đáy côn. Sau đó, lấy tay ghì chặt côn xuống rồi từ từ thả chân ra. Sau đó trong khoảng từ 5- 10s thì nhấc côn thẳng đứng lên.

- Đạt côn sang bên hỗn hợp mà bạn vừa tạo hình rồi tiến hành so sánh, lưu ý so sánh chính xác tới 0,5cm.

- Thời gian từ lúc đổ hỗn hợp vào côn và nhấc ra khỏi côn để so sánh phải nhỏ hơn 150s.

Kết quả thu được nếu hỗn hợp có độ sụt nhỏ hơn 1cm thì kết luận mẫu thử bê tông không có tính dẻo. Nếu dùng số liệu ở N1 thì làm tròn lên tới 0,5cm và đó chính là độ sụt của bê tông vừa thử. Còn nếu là N2 thì khi muốn chuyển sang số liệu N1 thì ta nhân với hệ số 0,67 là ra.

Côn thử độ sụt bê tông

 

Công nhân kiểm tra độ sụt của bê tông tại công trường

Kết luận

Hy vọng với top 3 tiêu chuẩn thí nghiệm bê tông thường gặp trong thử nghiệm xây dựng, bạn đã phần nào hiểu hơn về cách thức vận dụng chúng. Những tiêu chuẩn này là cần thiết trong lĩnh vực xây dựng để đảm bảo an toàn. Nếu có nhu cầu thí nghiệm bê tông và cần mua các vật dụng thí nghiệm thì hãy liên hệ ngay với Storethinghiem nhé.